http://www.nguyenhoangcentury.vn/Upload/News/bao-quan-bang-trai-cay-hieu-qua-1.jpg;

Cách bảo quản trái cây bằng kho lạnh hiệu quả

Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có nhiều mặt hàng trái cây mang giá trị kinh tế cao. Làm sao để bảo quản trái cây luôn giữ được độ tươi ngon trong một thời gian nhất định mà không sử dụng chất bảo quản, an toàn cho người tiêu dùng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực liên quan. Trong bài viết dưới đây Nhà thầu Nguyễn Hoàng sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ quy trình bảo quản trái cây để các bạn có cái nhìn rõ nét nhất.

  1. KHÂU THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ LÀM SẠCH

Thu hoạch trái cây

>> Chủ đề liên quan

Đây là khâu khá quan trọng bởi vì nếu không có kỹ thuật đúng cách trong quá trình thu hoạch sẽ dễ dẫn đến trái cây bị thối hỏng, nhanh mất nước, suy giảm chất lượng.

Người thu hoạch cần phải nhận biết được tiêu chuẩn chín phù hợp của trái cây thông qua những biểu hiện của kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc, thời gian phát triển. Đồng thời phải có phương thức thu hoạch phù hợp để tối thiểu hóa các tổn thương lên bề mặt sản mặt và tránh lãng phí. Cầm, hái nhẹ nhàng; đeo găng tay, cắt móng tay, không đeo đồ trang sức như nhẫn, vòng tay để giảm tác động trong quá trình thu hái.

Bảo quản trái cây

  • Dụng cụ và bao bì thu hái phải chuẩn với kích cỡ, hình dạng, cấu tạo của từng loại trái cây.
  • Bốc dỡ và vận chuyển trái cây về kho một cách nhẹ nhàng, cẩn trọng.
  • Tiếp theo là làm sạch sản phẩm bằng cách chải khô hoặc rửa tùy loại. Cải thiện điều kiện vệ sinh là rất cần thiết, vừa giúp kiểm soát lây lan bệnh từ một sản phẩm sang sản phẩm còn lại, vừa giúp hạn chế những tác động của vi sinh trong khi bảo quản.

Để rõ hơn, chúng ta hãy quan sát quá trình thu hoạch và xử lý của quả nhãn:

  • Nhãn phải được thu hoạch vào sáng sớm, trời mát vào thời điểm khi trái chuyển màu sáng, bóng hoặc có hương thơm, khi độ brix trên 18%. Nhãn được cắt cả chùm, đặt trong giỏ, tránh để rơi xuống đất và giỏ phải được che phủ kỹ càng tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sau khi thu hoạch phải vận chuyển về kho xử lý càng nhanh càng tốt. Khi vận chuyển phải phân bổ các giỏ nhãn hợp lý, không chồng chất quá nhiều, vận chuyển nhẹ nhàng tránh gây tổn thương đến quả nhãn..
  • Tiếp đến là phân loại phân loại nhãn theo tiêu chuẩn nhất định, cắt bỏ trái nhỏ không đạt đường kính tối thiểu, trái bị nứt, sâu bệnh, biến dạng.

Kho mát trái cây

Về khâu xử lý: Sử dụng bình khí chứa SO2 lỏng xông khí SO2 với nồng độ khoảng 2 – 2,5% trong vòng 30’ để phòng trừ men gây thối, nấm bệnh và làm màu vỏ trái đẹp sáng trông hấp dẫn hơn. Lưu ý quá trình này phải tuân thủ đúng kỹ thuật và nồng độ xông ở mức độ cho phép, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

  1. BẢO QUẢN TRÁI CÂY TRONG KHO LẠNH

Có thể nói rằng việc sử dụng kho lạnh là một phương pháp tiên tiến để bảo quản trái cây bằng công nghệ bảo quản lạnh giúp cho trái cây được tươi ngon lâu dài, hạn chế hư hỏng, sâu bệnh mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nấm và vi khuẩn trong giai đoạn phát triển rất nhạy cảm với điều kiện lạnh, sự lây nhiễm có thể được hạn chế bằng cách bảo quản sản phẩm vài ngày ở nhiệt độ lạnh nhất mà sản phẩm có thể chịu đựng được mà không xuất hiện tổn thương (0 độ C đối với táo, lê, nho, kiwi, hồng..). Nấm mốc có thể bị tiêu diệt khi đang nảy mầm nếu bị xử lý 2 ngày trở lên ở 0 độ C và sự phát triển của bệnh hầu như ngưng hẳn nếu bảo quản dưới 5 độ C.

Kho đông lạnh trái cây

Kho lạnh cũng giúp kiểm soát được 1 số loại côn trùng gây hại như ruồi quả, mọt, sâu. Xử lý để kiểm soát ruồi quả cần 10 ngày ở 0 độ C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên kiểu xử lý này chỉ phù hợp với sản phẩm có khả năng chịu lạnh trong thời gian dài.

Khuyến cáo nhiệt độ bảo quản của một số loại trái cây:

SẢN PHẨM

NHIỆT ĐỘ

ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI

THỜI HẠN BẢO QUẢN

Táo

-1OC  đến +4 OC

90% – 95%

1 – 12 tháng

-1.5OC  đến -0.5 OC

90% – 95%

2 – 7 tháng

+4OC  đến +7 OC

90% – 95%

1 – 2 tháng

Chuối

+13OC  đến +14 OC

90% – 95%

1 – 4 tuần

Hồng xiêm

+13OC  đến +14 OC

85% – 90%

2 – 3 tuần

Mít

+13OC  đến +14 OC

85% – 90%

2 – 6 tuần

Na

+5OC  đến +7 OC

85% – 90%

4 – 6 tuần

Nho Mỹ

-0.5OC  đến  0OC

85%

2 – 8 tuần

Ổi

+5OC  đến +10 OC

90%

2 – 3 tuần

Kiwi

0OC

90% – 95%

3 – 5 tháng

Bòn bon

+11OC  đến +14 OC

85% – 90%

2 tuần

Nhãn

+1.5 OC

90% – 95%

3 – 5 tuần

Vải

+1.5 OC

90% – 95%

3 – 5 tuần

Xoài

+13 OC

85% – 90%

2 – 3 tuần

Măng cụt

+13 OC

85% – 90%

2 – 4 tuần

Dưa hấu

+10OC  đến +15 OC

90%

2 – 3 tuần

Dưa gang

+10 OC

90% – 95%

3 tuần

Đu đủ

+11OC  đến +14 OC

85% – 90%

1 – 3 tuần

Đào

-0.5OC  đến  0OC

90% – 95%

2 – 4 tuần

Mận

-0.5OC  đến  0OC

90% – 95%

2 – 5 tuần

Bưởi

+7OC  đến +9 OC

85% – 90%

3 tháng

Lựu

+5OC

85% – 90%

2 – 3 tháng

Chôm chôm

+12OC

90% – 95%

1 – 3 tuần

Vú sữa

+7OC

85% – 90%

4 tuần

Dâu tây

0OC

90% – 95%

5 – 7 ngày

Dứa

+7OC  đến +13 OC

85% – 90%

6 tháng

Quýt

+4OC

85% – 90%

6 tháng

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thầu Nguyễn Hoàng chúng về quy trình bảo quản trái cây bằng kho lạnh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhưng thông tin cần thiết đến các bạn.

Nếu có nhu cầu lắp đặt kho lạnh bảo quản trái cây, hãy liên hệ ngay với Nguyễn Hoàng chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn lắp đặt tận tình, chuyên nghiệp. Thông tin liên hệ như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NGUYỄN HOÀNG CENTURY - NHC GROUP

  • Địa chỉ: B42 Đường số 2, KDC Kim Sơn, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 7300 2006 - Phòng dự án: 0283 7734 279 | 0913 733 557
  • Email: info@nhc-group.vn - https://nguyenhoangcentury.vn/

Nguyễn Hoàng Century chúng tôi rất mong có cơ hội là người bạn đồng hành của mọi doanh nghiệp, mọi gia đình!

HỎI/ĐÁP - ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT